Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Bánh Tét

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. 

Vì vậy, nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác. Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho.





Nguyên liệu:


Phần vỏ
2 ký nếp ngon
Lá chuối hột
Dây lạt

Phần nhân
700 g đậu xanh cà
800 g thịt ba rọi
Hành tím, tiêu, muối (Bột ngọt)




Chuẩn bị


Phần vỏ
-Lựa mua lá chuối hột rộng khổ, lá tốt không bị rách nhiều, rửa lá sạch bụi, phơi lá ra nắng cho lá mềm.
-Chuẩn bị dây lạt
-Vo nếp thật sạch, như cách vo nếp làm bánh chưng và có xóc muối

Phần nhân
-Đậu cà ngâm cho mềm, đãi vỏ cho thật sạch, xong nấu cho thật chin, đem xào với hành tím với chút dầu hay mỡ, nêm gia vị muối, tiêu, bột ngọt.




Cách gói


-Xé lá chuối thành từng miếng 40cm x 40cm. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xé theo khổ của nó
-Xếp 2 lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc nằm xen vào nhau, xếp cho lá lớn nằm giữa
-Nắm một mép lá ( theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ them cho phủ nhân
-Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn cho bánh hơi chặt tay,cột sơ sợi lạt ở giữa bánh
-Bẻ một đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, dọng đòn bánh cho nếp dồn lại, gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín
-Xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập, cột dây lạt
-Trở đầu đòn bánh tét lại, và cũng gấp lá lại như đầu kia




-Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt
-Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục
-Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau
-Nước trong nồi vơi, châm them nước nóng, kẻo bánh bị sượng
-Nếu nấu khoảng chừng 7 đến 10 đòn bánh tét thì nấu 5 đến 6 tiếng bánh mới chin




Rửa bánh:


Bánh tét sau khi hấp sẽ được rữa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rữa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột trong bánh sẽ lần vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh, đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển. Vì vậy, cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.


Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh truyền thống này!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét