Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cách Làm Cật Heo Cho Khỏi Khai

Cách làm cật heo cho khỏi khai.



Cật heo nếu không biết cách làm, sau khi xào nấu sẽ có mùi khai rất khó ăn. Khi làm cật heo, bạn nhớ phải lạng cho thật sạch những gân màu trắng nằm bên trong lúc bổ đôi quả cật. Trước khi cắt thành từng miếng, dùng dao khứa hình lát chả trên bề mặt trái cật, sau đó trộn thêm vào cật một muỗng canh giấm, để một lúc rồi cho tất cả cật có giấm vào nước ngâm chừng 5, 10 phút. Khi ngâm, cật sẽ nở lớn ra và các vết khứa sẽ nổi phồng trong rất đẹp mắt, như vậy cật sẽ hết khai, không còn máu, và khi xào xong miếng cật vừa trắng lại vừa dòn.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Sốt Lưỡi Bò

Vật liệu:

Nguyên liệu cần thiết cho món sốt lưỡi bò gồm có:

1 cái lưỡi bò – 3 quả cà chua to – nhục đậu khấu – 1 củ hành tây – 10 củ hanh ta – 1 muỗng bột mì – muối, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn.



Cách làm:

Các bước thực hiện món: sốt lưỡi bò

Lưỡi bò mua về cạo rửa sạch, thái miếng khoảng 3cm. Cà chua rửa sạch, bỏ hột, bằm nhỏ.
Bắc chảo lên bếp, phi hành cho thơm, đổ lưỡi vào xào chín, đổ cà chua vào trộn cho chín, chế nước vào hầm, nêm tiêu, muối cho vừa ăn.
Nhục đậu khấu đem giã nhỏ và đun sôi, hớt bọt nấu nhỏ lửa.
Hành củ bóc vỏ chiên vàng cho vào lưỡi. Hành tây lột voe xắt dọc.
Bột mì hòa nước lã, đổ vào lưỡi, cho luôn nước nhục đậu khấu vào, đun sôi lại cho hành tây nhắc xuống.
Đem ra đĩa ăn nóng với bánh mì chiên.

Chúc các bạn thực hiện thành công món: sốt lưỡi bò

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Cháo Cá Giò Heo

Vật liệu:

Nguyên liệu cho món cháo cá giò heo

1kg giò heo – 1 con cá lóc – 700g thịt đùi – 1 lon gạo thơm – 2 củ hành tây, đậu phộng rang – rau thơm, giá, chanh, ớt, ngò, à lách – muối, đường, tiêu, bột ngọt, nước mắm ngon, dầu ăn – tỏi, hành tím, hành lá.



Cách làm:

Các bước thực hiện món: cháo cá giò heo

Giò heo làm sạch, chặt miếng vừa ăn để ráo.
Cá lóc làm sạch, ướp chút hành tỏi bằm nhỏ + tiêu + muối + đường + bột ngọt cho vừa ăn, để 30 phút.
Gạo vo sạch để ráo nước, cho gạo vào chảo dầu đã khử tỏi, rang cho hơi vàng.
Hành tây xắt sợi có bản độ 2 ly. Tỏi bằm nhỏ.
Hành lá, ngò xắt nhỏ. Hành ta bào mỏng, phơi cho héo, chiên vàng.
Cho 3 lít nước lã vào soong, cho chút muối và củ hành ta xắt lát mỏng vào cho thơm, bắc lên bếp nấu sôi, cho giò heo, thịt đùi vào hấm cho mềm, nêm chút nước mắm ngon + đường + bột ngọt cho vừa ăn.
Khi giò heo mềm và thịt đùi chín, vớt ra, thịt đùi xắt mỏng. Nước hầm giò heo còn lại cho cá lóc vào, nấu cho cá chín, vớt ra. Gỡ lấy thịt xé to (bỏ xương và da).
Lược lại nước lèo, cho gạo vào nấu cháo.
Bắc chảo nóng, cho dầu vào, phi tỏi thơm, cho hành tây, cho cá vào trộn sơ, nhẹ tay, nêm chút tiêu + nước mắm + đường + bột ngọt cho vừa ăn, xúc ra đĩa.
Cháo nấu nhừ, cho giò heo vào, sau đó cho cá, nêm vừa ăn, cho hành tây còn lại, nhắc xuống.

Trình bày: 
Khi dùng múc cháo ra tô, xếp giò heo + thịt đùi + hành phi + cá lên mặt, rắc đậu phộng + hành + tiêu cho thơm. Dùng kèm giá + rau thơm + xà lách, thêm chanh + nước mắm. Món này ăn nóng rất ngon.

Chúc các bạn thực hiện thành công món: cháo cá giò heo

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Cá Trạch Lấu Nướng Trui

Các thực hiện món cá trạch lấu nướng trui



Cá rửa sạch, cho lên bếp than nóng hơ cho thật ráo nước rồi vùi cả vào trong tro nóng cho tới chín. Lấy ra cạo bỏ lớp đen bên ngoài, ăn nóng với muối hột dầm ớt sừng trâu, kèm ít rau thơm.

Chú ý: khi nướng không được cắt cá thành từng khúc nhỏ (dù cá to) bởi sẽ làm cá mất hết mùi vị đặc trưng.

Chúc các bạn thực hiện thành công món: cá trạch lấu nướng trui

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Nham Bò

Vật liệu:

Nguyên liệu cho món nham bò gồm có

700g thịt giò bò còn da – 200g tôm sú – 2 trứng vịt – 3 quả khế chua, 250g bắp hcuoosi, 200g giá – hành, tỏi, mè trắng – bánh đa nướng – tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm.



Cách làm:

Các bước thực hiện món: nham bò

Thịt giò bò rửa sạch, luộc chín mềm, xắt miếng mỏng.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, đập dập, ướp chút tiêu.
Trứng vịt quậy đều, nêm gia vị, tráng mỏng xong xắt sợi.
Khế chua rửa sạch, xắt mỏng. Bắp chuối, giá rửa sạch để ráo. Hành, tỏi bằm nhỏ. Mè rang vàng.
Bắc chảo nóng, cho dầu vào, phi hành, tỏi thơm, cho thịt bò vào xào, nêm 1 muỗng súp nước mắm + ½ muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê bột ngọt + 1 muỗng cà phê đường. Xào thịt thấm gia vị cho tôm vào xào, tôm thấm cho giá + bắp chuối vào xào khoảng 5 phút, cho khế chua vào đảo đều, bắc xuống cho mè rang vào trộn đều.
Múc nham bò ra đĩa, rắc trứng xắt sợi lên trên, dùng kèm với bánh đa nướng.

Chúc các bạn thực hiện thành công món: nham bò

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

BÒ KHO

Nguyên liệu:

Nguyên liệu thực hiện món Bò kho
Thịt bò 1kg (xắt vuông cỡ 4cm), Sả -  tươi 2 tép - Ớt QUẢ (bỏ hột, xắt lát mỏng) - Đường cát 2 muỗng cà phê - Cùng giã nhuyễn 2 muỗng canh - Quế bột 2 muỗng cà  phê - Bột cà ri 2 muỗng cà phê - Nước mắm 2 muỗng canh - Tiêu xay vừa ăn - Muối 2 muỗng cà phê - Dẫu ăn 3 muỗng canh - Hành lớn 1 củ (xắt lát) - Tỏi đập dập 6 tép -  Cà chua xay 3 muỗng canh - Hồi 4 muỗng canh – Cà rốt 2 củ (cắt từng khoanh 2,5cm) - Khoai tây (2 củ, gọt vỏ và cát thành khoanh 2,5cm) - Củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ, cắt khoanh 2,5cm).



Cách làm

Các bước thực hiện món Bò kho
- Thịt bò trộn với sả, ớt, đường, gừng, quế, bột cà ri, nước mắm, tiêu và 1 muỗng muối.
- Cho hỗn hợp trên vào nồi cùng với một muỗng dầu ăn, đun nóng, quậy nhanh cho đến khi keo lại, khoảng 2 phút
sau múc thịt ra tô.
- Đổ tiếp phần dầu ăn còn lại vào nồi, đun nóng, rồi bỏ hành tỏi vào và đảo liền tay.
- Khoảng một phút sau, đổ cà chua xay vào, khuấy đều trong hai phút. Sau đó cho thịt bò đã múc ra ban nãy cùng với 1 muỗng muối và 4 tách nước vào.
- Đun hỗn hợp cho sôi bồng lên, rồi đậy chảo lại và giảm lửa. Đun liu riu cho đến khi thịt bò mềm (khoảng 1 tiếng rưỡi sau đó).
Trình bày:
 Trước khi ăn khoảng 30 phút, thứ tự cho cà rốt, khoai tây và củ cải trắng vào, mỗi thứ cách nhau lo phút. Ăn nóng với cơm, bún hay bánh mì.
Chúc bạn thành công với món Bò kho

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

GỎI HẢI SẢN

Nguyên liệu: 

Nguyên liệu thực hiện món Gỏi hải sản
- 1 quả dưa leo, 2 quả cà chua chín vừa - 1 quả ớt Đà Lạt vàng, 5 lá chánh non, 2 thìa cà phê sả bào - 100g mực tươi - 150g tôm sú loại vừa - 100g philê cá bống mú – 1 búp xà lách nhún, 2 thìa súp tương ớt, 2 thìa súp nứơc cốt chanh - 1 thìa súp củ hành tím, 1 thìa cà phê tỏi băm, đường nước chấm.




Cách làm:


Các bước thực hiện món Gỏi hải sản
- Dưa leo, cà chua bỏ ruột cắt miếng.
- Ớt vàng, lá chanh thái sợi.
- Rửa xà lách, cắt khúc.
- Tôm bóc vỏ mực cắt khoanh. Cá thái miếng. Hấp tôm
cá mực.
* Pha nước sốt.
- Trộn đều tương với nước cốt chanh, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, sả bào, lá chanh, tỏi băm, củ hành tím.
- Cho dưa leo, xà lách, cà chua, ớt vàng, tôm mực, cá...
vào tô rưới nước cốt chanh lên trộn đều.
Chúc bạn thành công với món Gỏi hải sản

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

LẨU CÁ CHÌNH

Nguyên liệu:

Nguyên liệu thực hiện món lẩu cá chình
 - 2 con cá chình sông, (khoảng 500g) - 2 cây sả - 1 củ cải trắng - 1 bó rau mồng tơi - 5 củ hành tím, rán sơ - 500g xương lợn - Bột nêm.



Cách làm

Các bước thực hiện món lẩu cá chình
- Làm sạch cá chình bằng muối, thái khúc luộc với sả cho hết mùi tanh, bày ra đĩa.
- Hầm xương lợn với củ cải trắng, sả cây để lấy nước, vớt hết xương, nêm gia vị.
- Nhặt, rửa sạch mồng tơi, đem ra đĩa.
- Khi vào thưởng thức cho nước dùng vào nồi, cho hành
tím vào, đun sôi, nhún cá, rau.
Chúc bạn thành công với món lẩu cá chình

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Mực Trộn Dưa Chuột

Nguyên liệu: 

Nguyên liệu cần thiết cho món mực trộn dưa chua gồm có:

-  200gr mực ống
- 300gr dưa chuột (dưa leo)
- Ớt chuông xanh, đỏ, vàng, mỗi loại 50gr
- Tai nấm đông cô tươi
- 50gr hành tây
- 2 thìa cà phê tỏi xay
- 1 thìa súp dầu ăn.
- Gia vị: hạt nêm, đường, tương cà, tương ớt.



Cách làm

Các bước thực hiện món: mực trộn dưa chua

- Rửa sạch mực với nước muối pha loãng, rửa lại lần nữa, với nước lã.
- Đun sôi nước, cho mực vào luộc chín, vớt ra để nguội, thái khoanh tròn.
- Rửa dưa chuột, thái xéo mỏng.
- Thái hạt lựu các loại ớt chuông, hành tây, nấm.
- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho hành, ớt chuông  và nấm xào, xào nhanh tay, nêm gia vị vừa ăn, lấy sốt ra bát, để nguội.
- Xếp dưa chuột ra đĩa, cho mực lên trên.
- Cho tiếp hỗn hợp sốt ớt chua ngọt lên.
- Khi nào dùng, trộn đều mực và dưa với nhau.

Chúc các bạn thực hiện thành công món: mực trộn dưa chua

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tôm Nướng Sả

Nguyên liệu: 

Nguyên liệu cần thiết cho món tôm nướng sả gồm có:

- 10 con tôm sú lớn
- 200gr thịt ba chỉ
- 10 cây sả tươi
- Thìa súp sả băm
- 2 thìa súp bột nêm
- Muối tiêu chanh
- Dầu ăn.


Cách làm


Các bước thực hiện món: tôm nướng sả

- Rửa sạch tôm, cắt bớt râu, bóc bỏ vỏ, giữ lại đuôi, chẻ dọc lưng tôm, lấy bỏ phần chỉ đen.
- Rửa thịt ba chỉ, luộc chín thái miếng mỏng dài.
- Ướp tôm với sả băm, dầu ăn, bột nêm.
- Dùng thịt ba chỉ bọc vào phần giữa con tôm.
- Chẻ dọc khoảng 2/3 cây sả, cho tôm vào giữa kẹp chặt, đặt lên vỉ nướng vàng.

Chúc các bạn thực hiện món: tôm nướng sả thành công!

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Mứt Cà Chua



Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món mứt cà chua gồm có:


-Cà chua bì: 1kg
-Chanh tươi: 1 quả
-Đường cát : 700g
-Vôi trắng, phèn chua, muối.



Cách làm:


Các bước thực hiện món: mứt cà chua


-Cà chua mua loại quả tươi, còn nguyên núm, dùng tăm xăm nhẹ quanh quả rồi ngâm trong nước muối trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra. Hòa vôi, lấy nước trong ngâm cà ngập nước để qua đêm rồi xả nước lả cho sạch. Đun một nồi nước sôi, quậy tan phèn chua, thả cà chua vào chần nhanh vớt ra để ráo.



-Trút nước vào xoong cùng 1/2 bát nước (100ml) đun nhỏ lửa để đường tan chảy, rưới them 3 muỗng cà phê nước cốt chanh, cho cà chua vào đun sôi liu riu khoảng 15 phút bắc xuống ngâm qua đêm.
-Đun nhỏ lửa tiếp cho tới lúc đường cạn gần hết, nước đường sánh sệt thì bắc xuống. 


Xếp cà chua vào sang, phơi them một nắng cho ráo đường, (Nếu có lò sấy thì bỏ cà chua vào sấy cho se mặt là được).
-Yêu cầu quả cà chua còn nguyên hình, không nát, có màu đỏ đẹp, ăn không xác.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: mứt cà chua

Mứt Khoai Lang

Mứt khoai lang có lẽ là món mứt với giá thành rẻ nhất, nguyên liệu dễ kiếm nhất với tất cả mọi người.



Nguyên liệu:


-1kg khoai lang ruột vàng, rửa sạch, gọt vỏ
-500g đường trắng
-30g vôi trắng (thường bán những nơi bán trầu cau trong chợ)
-1 ống vani.


Cách làm:


Các bước thực hiện món: Mứt khoai lang


-Khoai cắt lát dày khoảng 1cm.
-Pha một lít nước với 30g vôi trắng , để qua đêm cho lắng rồi lấy phần nước trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm khoai trong khoảng 5 giờ.
-Ngâm xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch.
-Cho toàn bộ đường vào chung với khoai, ngâm 3 tiếng để đường tan hết. Khi đường tan thì đường tạo ra rất nhiều nước, cứ mỗi 1 tiếng bạn lại trở khoai một lần để đường ngấm đều vào khoai.
-Cho toàn bộ khoai và đường vào một chảo không dính , đun tới khi nước đường trong chảo sôi thì hạ lửa nhỏ nhất có thể để nước sôi lăn tăn.
-Trong khi sôi thỉnh thoảng bạn đảo nhẹ khoai đến khi đường ráo và bám đều vào khoai thì tắt bếp.



 -Khi tắt bếp bạn đảo nhẹ tiếp vài lần thì sẽ thấy khoai bắt đầu có đường trắng khô bám vào. Tách những miếng khoai dính nhau ra, đặt toàn bộ vào 1 cái mâm để khoai hoàn toàn ráo thành mứt là được.
-Khi ăn. Mứt khoai lang có vị dẻo dẻo, ngọt vừa nên ít ngán.


Mứt Dừa

Mứt dừa trong khay mứt ngày Tết luôn được tiêu thụ nhiệt tình nhờ hương vị bủi, béo, thơm ngon.Cách làm không phức tạp mà đảm bảo khách đến nhà sẽ vui vẻ.


Nguyên liệu:

- 1kg cùi dừa
- 600g đường
- 1 thìa cà phê tinh chất va ni


Thực hiện:

Các bước thực hiện món: Mứt dừa



Bước 1:
-Dừa chọn loại bánh tẻ, gọt bỏ lớp vỏ lụa, dùng dụng cụ nạo, nạo theo vòng tròn để được sợi dừa dài.

Bước 2:
-Rửa thật sạch dừa đã nạo sao cho đảm bảo dừa hết dầu. Bạn kiểm tra bằng cách xem nước rửa, ban đầu nước rửa dừa có màu trắng đục.
-Rửa đến khi nước trong, không có dầu là được.

Bước 3:
-Dừa vớt ra, để ráo.
-Đến bước này bạn cân lại cùi dừa, cứ 1kg cùi dừa bạn ướp với 600g đường.
-Sau khoảng 8 tiếng đường sẽ tan ra bớt và dừa ngót bớt, bạn dùng đũa đảo đều cho dừa ngấm đều va đường tan hết. Tổng thời gian ướp khoảng từ 12-14 tiếng, đến khi bạn nhìn thấy các sợi dừa trong.



Bước 4:
-Dùng chảo rộng, có đáy dày để sên dừa. Cho dừa & nước đường vào chảo, ban đầu bạn có thể để lửa to, đến khi nước đường sôi bạn chuyển lửa nhỏ, đảo đều dừa liên tục.
-Với 1kg dừa, bạn nên sên làm 2 mẻ, không nên sên quá nhiều dừa trong chảo sẽ khó đảo và dễ làm cháy mứt.
-Đến khi nước đường gần cạn thì cho tinh chất vani vào đảo đều.
-Từ đây bạn nên dùng 2 đôi đũa, đảo xóc dừa liên tục. Đến khi đường khô lại thành dạng hạt li ti thì tắt bếp.
-Cho dừa ra mâm, xóc đều và để Mứt dừa nguội là xong.


Mứt Gừng Dẻo

Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món mứt gừng dẻo gồm có: 


- 1kg gừng bánh tẻ

- 600g đường
- 1 chút muối
- Nước cốt 1-2 quả chanh (nếu chanh nhỏ dùng 2, trung bình dùng 1)


Cách làm:

Các bước thực hiện món: mứt gừng dẻo


Gừng gọt vỏ, thái sợi tăm. Luộc vài nước cho bớt cay.
Trộn lẫn đường và gừng,ngâm khoảng vài giờ cho đường tan hết .
Cho gừng vào chảo, nấu sôi. Cho nước cốt chanh, muối, hạ nhỏ lửa, xào đều tay đến khi gừng trong, hỗn hợp nước đường gừng sánh. Xào đến khi gừng ráo nước.
Để nguội bớt, nặn thành viên nhỏ. Gói từng viên mứt bằng miếng nylon.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: mứt gừng dẻo

Mứt Gừng

Mứt gừng là một loại mứt không thể thiếu trong dịp Tết, khi tiết trời vẫn còn trong lạnh giá. Gừng làm ấm cơ thể, chữa được nhiều chứng bệnh mùa đông. Mứt gừng có 2 loại, gừng khô (miếng) và gừng dẻo (sợi). Cách làm cũng giống như các loại mứt khác. Nếu là mứt khô thì dùng đường kết tinh, nếu là mứt dẻo thì dùng chút acid (chanh).


Mứt gừng miếng



Nguyên liệu:

Nguyên liệu cần thiết cho món mứt gừng


- 1 kg gừng (gừng gần như bánh tẻ, hơi non sẽ ít xơ, cay vừa, dẻo miếng mứt và trắng hơn so với gừng già)
- 40g muối
- 600g đường


Cách làm:


- Gừng gọt vỏ, thái lát dày khoảng 0,3cm. Ngâm nước muối khoảng 1h.
- Luộc gừng trong nước vài lần, đổ bỏ nước sau mỗi lần luộc. Nếu thấy độ cay vừa đủ là dùng được.
- Trộn đường với gừng khoảng 4h
- Cho gừng vào chảo, đun sôi nước đường, vừa đun vừa đảo nhẹ bằng đủa. Đường sẽ dần sánh đặc, rồi kết tinh thành đường trắng, gừng sẽ khô mặt.
- Đảo đều, để nguội.


Chúc các bạn thực hiện tốt món: mứt gừng

Bánh Chưng

     Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nghuyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương.
     Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thàh một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến Xuân về.



Nguyên liệu làm bánh


     Lá để gói: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể lá chit, lá chuối, thậm chí lá bang.
   

Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
   

 Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.
    

 Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam 
    

 Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp với mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. 
     

Gia vị các loại: Hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.
     

Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẩm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe.



Chuẩn bị


     Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rủa càng sạch bánh càng đỡ mốc về sau. Trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm, dễ gói). Một số vùng vẫn hay dùng lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau thật khô trên lá, cắt cạnh nhỏ vừa gói bánh.
      

Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. 
     

Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 400C trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chin, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
    

 Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
            

Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng dặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.

Quy trình thực hiện




Gói bánh:


     Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7 cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.


      Cách gói tay không thông thường như sau:


      Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập

      Đặt hai chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của hai lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: hai lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
      Gạo nếp, xúc một bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm
      Lấy một nấm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo
      Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rãi đều vào giữa bánh
      Lấy tiếp một nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
      Xúc một bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
     Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
     Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
     Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
     Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp


   Cách gói có khuôn:

     Các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4 lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào nhau để tạo màu cho bánh).
Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.




Cách gói bánh chưng có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Luộc bánh:


Lấy nồi to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung them nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chin đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Ép bánh và bảo quản:


Sau  khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp Tết Nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn Tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá quân Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.

Sử dụng:




Trên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó. Cách cắt bánh  vuông như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau.
Bánh chưng thường được ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau Tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa món.


Bánh Tét

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. 

Vì vậy, nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác. Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho.





Nguyên liệu:


Phần vỏ
2 ký nếp ngon
Lá chuối hột
Dây lạt

Phần nhân
700 g đậu xanh cà
800 g thịt ba rọi
Hành tím, tiêu, muối (Bột ngọt)




Chuẩn bị


Phần vỏ
-Lựa mua lá chuối hột rộng khổ, lá tốt không bị rách nhiều, rửa lá sạch bụi, phơi lá ra nắng cho lá mềm.
-Chuẩn bị dây lạt
-Vo nếp thật sạch, như cách vo nếp làm bánh chưng và có xóc muối

Phần nhân
-Đậu cà ngâm cho mềm, đãi vỏ cho thật sạch, xong nấu cho thật chin, đem xào với hành tím với chút dầu hay mỡ, nêm gia vị muối, tiêu, bột ngọt.




Cách gói


-Xé lá chuối thành từng miếng 40cm x 40cm. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xé theo khổ của nó
-Xếp 2 lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc nằm xen vào nhau, xếp cho lá lớn nằm giữa
-Nắm một mép lá ( theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ them cho phủ nhân
-Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn cho bánh hơi chặt tay,cột sơ sợi lạt ở giữa bánh
-Bẻ một đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, dọng đòn bánh cho nếp dồn lại, gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín
-Xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập, cột dây lạt
-Trở đầu đòn bánh tét lại, và cũng gấp lá lại như đầu kia




-Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt
-Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục
-Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau
-Nước trong nồi vơi, châm them nước nóng, kẻo bánh bị sượng
-Nếu nấu khoảng chừng 7 đến 10 đòn bánh tét thì nấu 5 đến 6 tiếng bánh mới chin




Rửa bánh:


Bánh tét sau khi hấp sẽ được rữa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rữa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột trong bánh sẽ lần vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh, đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển. Vì vậy, cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.


Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh truyền thống này!

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Khoai Tây Xào Tôm Nấm


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cho món khoay tây xào tôm nấm gồm:


- 100g tôm sú
- 1 củ khoai tây, ½ củ cà rốt
- 100g đậu Hà Lan
- 50g nấm tuyết
- 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê hạt nêm, dầu ăn.



Cách làm:


Các bước thực hiện món: khoay tây xào tôm nấm


- Tôm sú rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, bỏ đầu, ngâm qua nước đá, vớt ra, chẻ 1 đường ở bụng tôm.
- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, xắt sợi. Đậu Hà Lan tước bỏ xơ, cắt đôi xéo. Cho tất cả vào luộc sơ, vớt ra ngâm nước đá cho tươi.
Làm nóng dầu, phi thơm hành tím, cho nấm và rau củ vào xào, nêm muối, hạt nêm, sau đó cho tôm vào đảo đều, nhấc xuống.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: khoay tây xào tôm nấm

Đậu Hủ Nhồi Nấm


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món đậu hủ nhồi nấm


- 2 tai mộc nhĩ.
- 4 tai nấm đông cô.
- 20g nấm kim châm.
- 4 tai nấm rơm.
- 2 miếng đậu hũ hình chữ nhật.
- 1 nhánh hành lá.
- ½ muỗng cà phê vừng.
- Ớt bột, dầu ăn.
Làm sốt:
- 1 muỗng súp dầu hào chay, 1 muỗng súp nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê dầu me, 1/3 muỗng cà phê tiêu.


Cách làm:


Các bước thực hiện món đậu hủ nhồi nấm


- Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ. Nấm đông cô rửa sạch, thái làm đôi. Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ chân nấm, thái lát mỏng. Nấm kim châm rửa sạch.
- Chần chín các loại nấm. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Mè rang vàng, để nguội. Đậu hũ thái làm đôi.
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, thả từng miếng đậu hũ vào chiên vàng, vớt ra cho ráo dầu.
- Đậu hũ nguội, dùng mũi dao khoét mặt trên.
- Xếp lần lượt theo chiều dứng các loại nấm đông cô, nấm rơm, mộc nhĩ và nấm kim châm vào đậu phụ.
- Rắc hành lá, mè rang vàng và ớt bột lên trên.
- Làm sốt: Hòa tan dầu hào chay, nước tương, đường rồi nấu sánh lại. Thêm dầu mè và tiêu vào. Tắt lửa.
- Xếp đậu hũ lên đĩa, khi dùng rưới nước sốt lên.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: đậu hủ nhồi nấm

Lòng gà Xào Bắp Non


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cho món lòng gà xào bắp non gồm có:


- 2 bộ lòng gà
- 200g thịt heo
- 200g nấm rơm
- 200g bắp non
- 200g đậu Hà Lan
- 1 củ cà rốt tỉa hoa, ngò xanh
- Dầu mè, muối tiêu, bột nêm, đường, hành, tỏi.



Cách làm:


Các bước thực hiện món: lòng gà xào bắp non


- Nấm rơm ngâm nước muối rửa sạch, cà rốt để nguyên củ, đậu Hà Lan, bắp non, tất cả các thứ chần qua nước sôi, để ráo nước.
- Lòng gà làm sạch, cắt hoa, gian heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, hành tỏi bằm nhỏ phi thơm với dầu để nguội.
- Đổ gan vào lòng gà vô chảo hành tỏi cùng với muối, tiêu, đường, bột nêm, trộn đều để ngấm 15 phút.
- Nấm rơm chẻ đôi, cà rốt cắt lát, đậu cắt hai đầu, ngò nhặt rửa sạch, để nguyên cọng, phi dầu cho tỏi thơm, đổ bắp vào xào trước rồi đến nắm, cà rốt và đậu, nêm gia vị vừa ăn.
- Xúc ra đĩa. Xào lòng gà chín đổ lên, dùng nóng với nước tương và ớt cắt khoanh.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: lòng gà xào bắp non

Cải Bó Xôi Xào Thịt Bò


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món cải bó xôi xảo thịt bò gồm có:


- ½ kg cải bó xôi
- 200g thịt bò filet
- 1 củ hành tây, hành lá, ngò
- 3 củ hành tím, 3 tép tỏi
- Tiêu, muối, đường, bột nêm.



Cách làm:


Các bước thực hiện món: cải bó xôi xảo thịt bò


- Cải bó xôi: lặt rửa sạch, cắt khúc 5cm để ráo nước.
- Thịt bò: rửa sạch, lau khô, lóc bỏ gân thái mỏng, ướp 1 muỗng dầu ăn.
- Củ hành tây: lột vỏ, xắt miếng dày 1 cam.
- Củ hành tím và tỏi: lột vỏ, đâm nhuyễn.
- Hành lá, ngò: lặt rửa sạch, cắt nhỏ, cọng lá để riêng.
- Ướp thịt bò vào hành tỏi đâm nhuyễn với 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm và chút tiêu cho thấm.
- Cho vào chảo 2 muỗng dầu, chảo nóng cho tỏi vào xào. Tỏi thơm cho củ hành vào, trở qua trở lại vài cái cho thịt vào xào. Nêm gia vị cho thịt vừa ăn. Xào thịt vừa chín tới nhắc xuống múc ra đĩa.
- Bắc chảo dầu nóng, phi hành tỏi, bỏ rau vô xào, nêm nếm vưa ăn, rau vừa chín cho thịt bò vào trộn đều.
- Xúc ray xào vào đĩa. Trên để hành ngò, rắc tiêu (xào cải và thịt vừa chín tới ăn mới ngon).


Chúc các bạn thực hiện thành công món: cải bó xôi xảo thịt bò

Bún Tàu Xào Lòng Gà


Nguyên liệu:


Bún tàu xào lòng gà cần có các nguyên liệu sau:


- ½ kg bún tàu
- 100g tim heo
- 10g thịt heo nạc
- 2 bộ lòng gà
- 1 cây cần tây, hành lá – ngò
- 3 muỗng xúp dầu
- Nước mắm – đường, dầu ăn – tiêu – tỏi – bột nêm.


Cách làm:


Các bước thực hiện thành công món: Bún tàu xào lòng gà


- Bún tàu: ngâm mềm, rửa sạch, cắt khúc 4cm.
- Thịt thái mỏng, bảng to. Tim heo thái mỏng, miếng to.
- Lòng gà: làm sạch, thái ô chéo lên mặt, xắt miếng.
- Cần tây: rửa sạch, cắt khúc để cọng và lá riêng.
- Chảo nóng cho 2 muỗng dầu vào, khử tỏi cho thơm, để bún tàu vào xào. Nêm một chút nước mắm, tiêu, bột nêm và cho độ 2 muỗng nước sôi. Xào một lúc, để cần tây vô xào chín. Xúc bún ra.
- Cho vào chảo 1 muỗng dầu còn lại, khử củ hành lá cho thơm, tiếp đến cho tất cả thịt vào xào, thịt săn nêm nước mắm và gia vị cho vừa ăn, cho củ hành vào, thịt chín, để bún tàu vô xào chung, trộn đều.
- Xúc bún ra đĩa trên để hành lá, ngò và tiêu. Ăn với nước mắm, tỏi, chanh, ớt.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: Bún tàu xào lòng gà.

Mề Gà Xào Với Lạc Rang



Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món mề gà xào với lạc rang gồm:


- 300g mề gà
- Hành tây, tiêu, tỏi, gừng
- 1 ít lạc rang, đập giập
- Hạt nêm



Cách làm:


Các bước thực hiện món: mề gà xào với lạc rang


- Mề gà làm sạch, dùng dao khía nhiều đường chéo nhau như hình vảy rồng.
- Hành tây cắt lát, gứng thái mỏng, tỏi băm nhỏ, ớt cắt lát. Đun sôi nước vớt chút muối, vài lát gừng và hành lá, cho mề gà vào chần sơ. Vớt ngay ra để ráo.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa dầu ăn. Cho tỏi, đầu hành trắng và ớt vào phi thơm, nếu không ăn được cay thì không cho ớt. Đổ mề gà vào xào, nêm hạt nêm, để lửa to đảo nhanh tay.
- Cho hành tây vào xào cùng, xào 1 phút đến khi hành tây tái thì cho lạc rang vào. Nêm nếm vừa ăn. Đảo thêm 1 phút nữa thì tắt bếp.
- Trút ra đĩa ăn nóng.
 

Chúc các bạn thực hiện thành công món: mề gà xào với lạc rang.

Nấm Linh Chi Xào Hải Sản


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món nấm linh chi xào hải sản gồm có: 


- 200g nấm linh chi tươi.
- 100g mực.
- 100g tôm.
- 100g thanh cua.
- 100g ớt đỏ Đà Lạt, 100g cà rốt, 4 cây cải muỗng.
- 1/3 bát nước dùng, 1 muỗng súp dầu ăn, 1 muỗng súp dầu hào, 1 muỗng cà phê tỏi băm.
- Hạt nêm, đường.


Cách làm:

Các bước thực hiện món: nấm linh chi xào hải sản


- Nấm linh chi rửa sạch, chần sơ qua nước sôi, để ráo. Cà rốt, ớt đỏ Đà Lạt rửa sạch, thái miếng vừa ăn, chần sơ qua nước sôi.
- Cải muỗng bổ đôi theo chiều dọc, ngâm với nước muối pha loãng để lấy hết chất bẩn trong bẹ lá. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh, vớt ra để ráo.
- Tôm rửa sạch, cắt râu. Mực rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Thanh cua thái khúc 3cm.
- Chần sơ mực, thanh cua qua nước sôi, vớt ra để ráo.
- Đun nóng dầu ăn trong chảo trên bếp lửa lớn, phi thơm tỏi băm. Tiếp đến cho dầu hào và nước dùng vào, nêm hạt nêm và đường.
- Văn nhỏ lửa, nấu đến khi hỗn hợp sánh lại, thả cà rốt, ớt đỏ Đà lạt, cải muỗng, tôm, mực và thanh cua vào.
- Để giữ được độ giòn của nấm linh chi, trước khi tắt bếp bạn mới thả chúng vào.
- Dọn ra đĩa, dùng nóng với cơm trắng và nước tương.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: nấm linh chi xào hải sản

Bông Cải Xào Thập Cẩm


Nguyên liệu:


Bông cải xào thập cẩm gồm có các nguyên liệu sau:


- 200g bông cải
- 100g đậu Hà Lan
- 100g nấm rơm
- 100g thịt nạc – nước tương
- 1 củ cà rốt, 2 trái cà chua
- 3 còng cần – hành lá – ngò
- 1 muỗng cà phê bột năng
- Bột nêm, tiêu, đường



Cách làm:


Các bước thực hiện món: Bông cải xào thập cẩm


- Bông cải: xắt miếng nhỏ, rửa sạch. Đậu Hà Lan: bỏ đầu, tước sơ hai bên rửa sạch. Nấm rơm: gọi sạch chân mâm muối, rửa sạch trụng sơ. Cà rốt: xắt tỉa khúc tỉa hoa tùy thích. Cà 1 trái tỉa bông hồng còn lại xắt miếng dọc độ 1 phân.
- Thịt nạc: xắt miếng mỏng ướp bột nêm, tiêu, để độ 15 phút cho ngâm gia vị.
- Cần và hành lá: xắt khúc và tỉa hoa.
- Bắc chảo dầu phi tỏi vàng, cho thịt vào xào, kế tới cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải, nấm rơm, cà chua, xào cho hỗn hợp chín, nêm gia vị vừa ăn, bột năng hòa nước lạnh cho vào hơi sền sệt rồi cho hành vào đảo đều nhắc xuống…
- Múc đồ xào ra đĩa rắc thêm tiêu, rải ngò và bông cà xếp lên trên. Dùng với cơm chấm với nước mắm chanh tỏi ớt.


Chúc các bạn thực hiện tốt món: Bông cải xào thập cẩm

Bầu Xào


Nguyên liệu:


Các nguyên liệu cần thiết cho món bầu xào:


- 1 khúc bầu độ 300g
- 2 quả trứng
- 1 củ hành tây
- 2 muỗng dầu ăn nước
- Hành lá, ngò
- Nước mắm, bột nêm, tiêu



Cách làm:


Các bước thực hiện món: món bầu


- Bầu: cắt khoanh mỏng độ 3 – 5 cm, xắt sợi.
- Trứng: đánh tan đều cùng bột nêm, tiêu.
- Hành tây: bổ dọc xắt lát mỏng.
- Hành lá: xắt nhỏ.
- Bắc chảo đợi dầu ăn nóng, cho củ hành tây vào xào sơ qua, cho bầu vào xào vừa chín tới, quậy trứng cho vào trộn đều, trứng chín, nêm lại vừa ăn, rắc hành lá vào.
- Xúc bầu ra đĩa, trên mặt rắc tiêu, rải ngò.


Chúc các bạn thực hiện thành công món: món bầu

MĂNG TƯƠI XÀO THỊT BÒ


Nguyên liệu:


Nguyên liệu cần thiết cho món măng tươi xào thịt bò:


Măng tươi xào thịt bò gồm các nguyên liệu sau:
- 200g thịt bò thăn
- 300g măng le tươi
- Gừng, tỏi, hành hoa



Cách làm:


Các bước thực hiện món 
măng tươi xào thịt bò


- Thịt bò rửa sạch, để ráo, thái dọc thớ
- Gừng cạo vỏ rửa sạch, tỏi bóc vỏ, cả hai thứ đập giập, băm nhỏ.
- Ướp thịt bò với gừng, tỏi, gia vị, hạt tiêu khoảng 5 phút.
- Măng tước nhỏ, luộc sôi trong 3 phút để bớt chua và khử chất độc.
- Đổ măng ra rổ, rửa lại bằng nước lạnh, để ráo.
- Để lửa to, phi thơm tỏi, đổ thịt bò vào xào săn, múc ra bát để riêng. Đổ măng vào chảo để xào, nêm mắm muối vừa ăn, xào măng sém cạnh cho thơm, đổ thịt bò vào đảo đều nhanh tay.
- Hành hoa rửa sạch, cắt khúc, cho vào chảo măng đảo đều. Tắt bếp, múc ra đĩa.


Chúc bạn thực hiện thành công món 
măng tươi xào thịt bò